Nội Dung Chính [Hide]
- 1. Máy biến áp là gì?
- 2. Dùng lioa có tốn điện không?
- 3. Các phần vỏ của máy biến áp
- 4. Các loại máy biến áp
- 5. Biến áp xuyến 220V ra 110V có những loại công suất nào?
- 6. Các nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha
- 7. Công dụng của máy biến áp 1 pha
- 8. Sự khác biệt giữa Ổn áp và Biến áp như thế nào?
- 9. Các ứng dụng của máy biến áp trong đời sống
- 10. Cấu tạo chung của máy biến áp
- 11. Máy biến áp 1 pha là gì?
- 12. Nguyên lý làm việc của máy biến thế
- 13. Chính sách bán hàng và bảo hành khi mua hàng tại Vitenda
Máy biến áp là gì?
Máy biến áp hay máy biến thế là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện áp, với tần số không đổi.
Ở máy biến áp, việc biến đổi điện áp chỉ thực hiện được khi dòng điện là xoay chiều hoặc dòng điện biến đổi xung. Máy biến áp được dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, ngoài ra máy biến áp cũng được dùng cho một số yêu cầu khác như nối mạch chỉnh lưu, làm nguồn cấp điện cho lò điện, máy hàn, máy thử nghiệm… Máy biến áp có hai hay nhiều dây quấn đặt chung trên một mạch từ, các dây quấn có thể nối điện hoặc không nối điện với nhau, khi chúng nối điện với nhau ta gọi là máy biến áp tự ngẫu.
Dùng lioa có tốn điện không?
Không chỉ công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động… nhiều người còn đặc biệt quan tâm đến mức độ tiêu thụ điện năng của ổn áp. Vậy dùng ổn áp có tốn điện không?
Lioa là một thiết bị điện, do đó, khi hoạt động nó sẽ tiêu thụ điện năng. Tuy nhiên, 1 chiếc ổn áp dùng nhiều hay ít điện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là công suất. Thông thường, lioa có công suất càng lớn thì sẽ tiêu thụ càng nhiều điện và ngược lại. Bảng lượng điện năng tiêu thụ của một số dòng lioa mà chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn (lưu ý, số liệu trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo)
Các phần vỏ của máy biến áp
Phần vỏ này tùy theo từng loại máy biến áp mà thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm : nắp thùng và thùng.
Nắp thùng : dùng để đậy trên thùng. Bên trên có các bộ phận như : Sứ ra của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, Bình dãn dầu (bình dầu phụ) và ống bảo hiểm.
Mỗi máy biến áp dầu 3 pha của công ty chúng tôi đều được thiết kế theo dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất, tiếp cận với tiêu chuẩn Quốc tế. ược kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn IEC-60076. Được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8525). Công suất:
– Máy biến áp 3 pha từ 30kVA đến 10000kVA
– Với cấp điện áp lớn nhất là 35kV.
– Máy biến áp có thể kiểu kín hoặc kiểu hở, máy có khả năng chịu ngắn mạch tốt. Cuộn dây được thiết kế có khả năng chịu được quá điện áp do đường dây hoặc sét gây ra.
Các loại máy biến áp
- Có rất nhiều loại máy biến thế. Một số cách phân loại:
- Phân loại theo cấu tạo: máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha
- Phân loại theo chức năng: máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp
- Phân loại theo công dụng: máy biến áp thí nghiệm, máy biến áp đo lường, máy biến áp tự ngẫu,…
- Phân loại theo thông số kỹ thuật
- Phân loại theo cách thức cách điện: máy biến áp khô và máy biến áp dầu
Biến áp xuyến 220V ra 110V có những loại công suất nào?
- Biến áp áp xuyến có rất nhiều loại công suất, tùy vào yêu cầu mà người dùng lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Biến áp xuyến 1000W, 2000W là 2 loại công suất phổ thông nhất hiện nay.
- Quý khách hàng nên chọn biến áp có công suất lớn hơn công suất thực của thiết bị để đảm bảo có thể sử dụng an toàn và hiệu quả.
- Ngoài các loại biến áp thông thường, Vitenda còn có biến áp cách ly, biến áp xuất âm chuyên dùng cho dàn âm thanh.
Các nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha
Máy biến áp 1 pha hoạt động theo 2 nguyên lý điện từ cơ bản, là:
Khi dòng điện chạy qua dây dẫn thì dòng điện ấy tạo ra từ trường.
Sự biến thiên dòng điện trong cuộn dây tạo ra hiện tượng cảm ứng điện từ.
Dựa vào 2 nguyên lý này, thiết bị biến áp 1 pha có thể hoạt động được. 2 nguyên lý cơ bản đó có thể được rút ra một cách dễ dàng thông qua cấu tạo của máy. Từ đó giúp người dùng nắm rõ hơn về loại máy này.
Công dụng của máy biến áp 1 pha
Công dụng chính của máy biến áp 1 pha là có chức năng làm tăng hoặc giảm điện áp từ nguồn cung cấp điện năng đến các nguồn phát, qua đó giúp làm ổn định hệ thống mạng lưới điện trong gia đình. Từ đó, giúp các hộ gia đình tiết kiệm được nguồn điện năng tiêu thụ. Bởi vì điện áp từ các nơi phát thường rất lớn, trung bình là 10KV đến 500KV, nếu người dân sử dụng dòng điện đó sẽ làm hỏng các thiết bị điện, thậm chí còn gây nguy hiểm tới tính mạng của người dân.
Ngoài ra, sử dụng máy biến áp 1 pha còn giúp đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ cho các thiết bị điện dân dụng trong gia đình.
Sự khác biệt giữa Ổn áp và Biến áp như thế nào?
- Máy ổn áp: Ổn áp là 1 loại máy làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác. Dưới đây, chúng tôi chỉ đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 pha), hoặc 220v/380v (03 Pha) hay còn gọi là ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.
- Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng giữ điện ra ổn định, khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực, thường phân loại các dải điện áp khác nhau: (150v-250v); (90v-250v); (50v-250v) hoặc (40v-250v).
- Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 pha (hoặc 3 pha), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện.
Lưu ý: Khi điện áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì vậy ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với mức bình thường.
Các ứng dụng của máy biến áp trong đời sống
Thông thường các máy biến áp sẽ được ứng dụng trong các quá trình truyền tải điện năng là chủ yếu. Chúng có thể được dùng trong việc tăng áp để truyền tải điện năng trên các đường dây cao thế, trung thế hay hạ thế,…Bên cạnh đó thì chúng còn được dùng như một công cụ hạ áp. Cụ thể thì các bạn có thể tham khảo qua một số ứng dụng tiêu biểu của chúng như sau:
Tăng và hạ áp cho công tác phân phối điện:
Ở các nhà máy sản xuất điện như thủy điện, nhiệt điện, điện gió,…Chúng ta muốn truyền tải điện đi xa và tránh xảy ra thất thoát thì bắt buộc phải dùng đến máy tăng áp để đưa chúng trở thành đường dây cao thế và truyền đi. Trong quá trình truyền thì tại từng trạm nhỏ chúng ta vẫn cần một máy tăng áp để có nhiệm vụ kích áp lên đến giá trị ổn định để tránh sụt áp khi đến nơi sử dụng. Và tiếp theo khi đến nơi sử dụng như trong thành phố thì ta cần máy hạ áp để đưa chúng về dạng trung thế.
Ví dụ từ đường dây trung thế 10kV của các nhà máy phát điện sang mức hạ thế 220V hay 400V dùng trong sinh hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường được dùng để chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây điện cao thế. Bởi vì theo nghiên cứu thì trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, nếu hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Ứng dụng trong các bộ nguồn – bộ sạc:
Chúng ta dùng khá nhiều thiết bị điện tử trong cuộc sống hằng ngày đúng không nào. Nhất là các thiết bị cần nạp pin như điện thoại, laptop, máy tính bàn, ipad,…Chúng có nguồn nuôi rất thấp chỉ khoảng 5V, 12V mà thôi và tuyệt nhiên là không thể dùng đến nguồn điện gia đình 220V để cung cấp được. Đó là lý do mà các thiết bị sạc, dây sạc điều có các adapter chuyển đổi nguồn điện sao cho phù hợp. Và chúng không gì khác chính là các máy biến áp cỡ nhỏ.
Ứng dụng cấp nguồn cho nhà máy:
Thông thường thì các nhà máy hay xí nghiệp để có thể khởi động và vận hành được các máy móc và thiết bị công suất cao thì cần phải dùng đến điện trung thế hay dòng điện 3 pha. Vì thế để có thể sử dụng ta cần kéo dây trung thế từ mạng điện cao thế thông qua một máy biến áp để có thể sử dụng được.
Bên cạnh đó thì còn rất nhiều ứng dụng khác nữa mà mình chưa thể nói hết trong bài viết này. Tuy nhiên thì lợi ích mà máy biến thế mang lại là không thể phủ nhận được.
Cấu tạo chung của máy biến áp
Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
a. Lõi thép (Mạch từ)
- Lõi thép dùng để dẫn từ thông, được chế tạo từ các vật liệu dẫn từ tốt. Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt ngoài có sơn cách điện với bề dày từ 0,3 – 0,5mm.
- Lõi thép gồm 2 phần gồm Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín.
b. Dây quấn
- Nhiệm vụ của dây quấn là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.
Dây quấn thường làm bằng dây đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép, giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn với lõi ép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. và số vòng dây của các cuộn là khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy biến áp.
Máy biến áp 1 pha là gì?
Máy biến áp 1 pha là một thiết bị tĩnh điện dùng để biến đổi điện áp cua dòng xoay chiều một pha từ cấp này sang cấp khác mà vẫn giữ nguyên tần số.
Máy biến áp 1 pha là một thiết bị điện dùng để thay đổi chiều của dòng điện cảm ứng có hiệu điện thế nhỏ rơi vào khoảng 380 – 400V, và thường được dùng trong mạng lưới điện của hệ thống dân sinh. Việc thay đổi dòng diện ở đây có thể là làm tăng hoặc giảm điện áp sao cho phù hợp với các thiết bị điện của người dân.
Nguyên lý làm việc của máy biến thế
Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:
- Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường.
- Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (hiện tượng cảm ứng điện từ)
Cuộn dây N1 và cuộn dây N2 được quấn trên lõi thép khép kín. Đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây N1, trên cuộn dây này sẽ xuất hiện dòng điện I1 chạy trong dây dẫn, đồng thời trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả hai cuộn N1 và N2. Cuộn dây N2 được nối với tải thì trên cuộn N2 sẽ xuất hiện dòng điện I2 với điện áp U2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
Chính sách bán hàng và bảo hành khi mua hàng tại Vitenda
Khi mua hàng tại Vitenda, quý khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ tốt nhất.
- Máy móc và chất liệu để nhập khẩu trực tiếp.
- Đổi mới và cải tiến kỹ thuật sản xuất theo phương thức nước ngoài.
- Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến hiện đại bậc nhất.
- Chăm sóc khách hàng 24/7, bất kỳ lúc nào khách cần.
- Khách hàng mua bất kì sản phẩm đổi nguồn nào cũng sẽ được bảo hành và hỗ trợ đổi trả theo chính sách bán hàng của Công ty.
- Chiết khấu cao cho khách hàng là nhà phân phối, đại lý bán lẻ,…
- Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ vận chuyển khi đạt giá trị đơn hàng tối thiểu.