Nội Dung Chính [Hide]
- 1. Máy biến áp là gì?
- 2. Điện yếu có nên dùng ổn áp không?
- 3. Tại sao phải đóng điện không tải của máy biến áp trước khi nối phụ tải vào
- 4. Nguyên lý làm việc của máy biến thế
- 5. Cách Phân loại máy biến áp – biến thế
- 6. Dùng lioa có tốn điện không?
- 7. Biến áp xuyến 220V ra 110V có những loại công suất nào?
- 8. Các công dụng của máy biến áp
- 9. Các loại máy biến áp
- 10. Sự khác biệt giữa Ổn áp và Biến áp như thế nào?
- 11. Công dụng của máy biến áp 1 pha
- 12. Cấu tạo chung của máy biến áp
- 13. Chính sách bán hàng và bảo hành khi mua hàng tại Vitenda
Máy biến áp là gì?
Máy biến áp hay máy biến thế là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện áp, với tần số không đổi.
Ở máy biến áp, việc biến đổi điện áp chỉ thực hiện được khi dòng điện là xoay chiều hoặc dòng điện biến đổi xung. Máy biến áp được dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, ngoài ra máy biến áp cũng được dùng cho một số yêu cầu khác như nối mạch chỉnh lưu, làm nguồn cấp điện cho lò điện, máy hàn, máy thử nghiệm… Máy biến áp có hai hay nhiều dây quấn đặt chung trên một mạch từ, các dây quấn có thể nối điện hoặc không nối điện với nhau, khi chúng nối điện với nhau ta gọi là máy biến áp tự ngẫu.
Điện yếu có nên dùng ổn áp không?
Ổn áp không phải là thiết bị mà bắt buộc gia đình nào cũng phải có, nhưng chúng ta nên sử dụng nó, đặc biệt là những nhà có điện thường xuyên bị yếu, không ổn định. Lý do là vì khi điện yếu, không ổn định, các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, dàn âm thanh, điều hòa, máy lạnh, quạt… không thể hoạt động, nguy hiểm hơn còn có thể bị chập cháy, hỏng động cơ. Nếu sử dụng ổn áp, bạn có thể ngăn chặn được những tình trạng này. Mặc dù phải tốn một khoản chi phí để mua ổn áp và trả tiền điện cho nó nhưng như vậy vẫn tốt hơn là phải đem các đồ điện trong nhà đi sửa chữa hoặc thay mới hoàn toàn chỉ vì điện yếu đúng không nào?
Tại sao phải đóng điện không tải của máy biến áp trước khi nối phụ tải vào
Vấn đề này sẽ có nhiều bạn học sinh sinh viên hỏi lúc mới ra trường làm việc và tiếp xúc với các loại máy biến áp. Nó cũng thường được áp dụng cho các loại máy mới được khởi động sử dụng lần đầu, cụ thể nó là thao tác để đảm bảo an toàn điện năng vì các nguyên nhân như sau:
Nếu chúng ta đóng điện máy biến áp có tải thì sẽ dễ phát sinh dòng điện hồ quang tại vị trí thiết bị đóng/ ngắt sẽ gây nguy hiểm cho người vận hành.
Các dòng xung kích có giá trị rất lớn, gấp 8 lần so với dòng điện vận hành của máy biến áp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những trạm biến áp cao thế, hạ thế và sau đó nữa.
Bên cạnh đó thì thao tác này còn có ý nghĩa là đảm bảo bảo chế độ vận hành an toàn tin cậy, thử nghiệm được độ cách điện của máy biến thế, mạch động lực, hệ thống làm mát trước khi cho máy chạy.
Để cho lượng dầu cách điện ngấm vào vì là máy mới xuất xưởng nên họ chỉ đổ 1 lượng nhỏ dầu mà thôi. Các bọt khí sẽ tan và thoát ra bên ngoài.
Nguyên lý làm việc của máy biến thế
Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:
- Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường.
- Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (hiện tượng cảm ứng điện từ)
Cuộn dây N1 và cuộn dây N2 được quấn trên lõi thép khép kín. Đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây N1, trên cuộn dây này sẽ xuất hiện dòng điện I1 chạy trong dây dẫn, đồng thời trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả hai cuộn N1 và N2. Cuộn dây N2 được nối với tải thì trên cuộn N2 sẽ xuất hiện dòng điện I2 với điện áp U2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
Cách Phân loại máy biến áp – biến thế
Sẽ có nhiều yếu tố khác nhau để có thể phân loại được máy biến áp, tuy nhiên chung quy lại chúng ta sẽ có các loại như:
Theo cấu tạo: ta có MBA một pha và MBA ba pha
Theo chức năng: ta có MBA hạ thế và MBA tăng thế
Theo cách thức cách điện: ta có MBA lõi dầu, lõi không khí…
Theo nhiệm vụ: ta có MBA Điện lực, MBA dân dụng, MBA hàn, MBA xung…
Bên cạnh đó thì ta còn phân theo công suất hay hiệu điện thế
Dùng lioa có tốn điện không?
Không chỉ công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động… nhiều người còn đặc biệt quan tâm đến mức độ tiêu thụ điện năng của ổn áp. Vậy dùng ổn áp có tốn điện không?
Lioa là một thiết bị điện, do đó, khi hoạt động nó sẽ tiêu thụ điện năng. Tuy nhiên, 1 chiếc ổn áp dùng nhiều hay ít điện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là công suất. Thông thường, lioa có công suất càng lớn thì sẽ tiêu thụ càng nhiều điện và ngược lại. Bảng lượng điện năng tiêu thụ của một số dòng lioa mà chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn (lưu ý, số liệu trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo)
Biến áp xuyến 220V ra 110V có những loại công suất nào?
- Biến áp áp xuyến có rất nhiều loại công suất, tùy vào yêu cầu mà người dùng lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Biến áp xuyến 1000W, 2000W là 2 loại công suất phổ thông nhất hiện nay.
- Quý khách hàng nên chọn biến áp có công suất lớn hơn công suất thực của thiết bị để đảm bảo có thể sử dụng an toàn và hiệu quả.
- Ngoài các loại biến áp thông thường, Vitenda còn có biến áp cách ly, biến áp xuất âm chuyên dùng cho dàn âm thanh.
Các công dụng của máy biến áp
thay đổi hiệu điện thế từ trạm cung cấp đến các trạm tiêu thụ
biến đổi hiệu điện thế, cụ thể là tăng điện thế hoặc hạ điện thế để tạo điện đầu ra có điện thế phù hợp với nhu cầu dùng điện
điều chỉnh điện áp dùng trong gia đình giúp bảo vệ đồ dùng điện và an toàn hơn cho con người khi sử dụng điện.
là thành phần thiết yếu của hệ thống truyền tải điện và thường là tài sản giá trị nhất trong trạm biến áp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy biến áp khác nhau cũng như của các hãng khác nhau. nhưng nếu cần mua máy biến áp dầu 3 pha ( máy biến áp 3 pha ngâm dầu) , hãy tìm đến hãng máy biến áp. Hiện đang là sản phẩm máy biến áp chất lượng cao và được rất nhiều đơn vị tin dùng trên cả nước.
Các loại máy biến áp
- Có rất nhiều loại máy biến thế. Một số cách phân loại:
- Phân loại theo cấu tạo: máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha
- Phân loại theo chức năng: máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp
- Phân loại theo công dụng: máy biến áp thí nghiệm, máy biến áp đo lường, máy biến áp tự ngẫu,…
- Phân loại theo thông số kỹ thuật
- Phân loại theo cách thức cách điện: máy biến áp khô và máy biến áp dầu
Sự khác biệt giữa Ổn áp và Biến áp như thế nào?
- Máy ổn áp: Ổn áp là 1 loại máy làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác. Dưới đây, chúng tôi chỉ đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 pha), hoặc 220v/380v (03 Pha) hay còn gọi là ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.
- Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng giữ điện ra ổn định, khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực, thường phân loại các dải điện áp khác nhau: (150v-250v); (90v-250v); (50v-250v) hoặc (40v-250v).
- Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 pha (hoặc 3 pha), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện.
Lưu ý: Khi điện áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì vậy ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với mức bình thường.
Công dụng của máy biến áp 1 pha
Công dụng chính của máy biến áp 1 pha là có chức năng làm tăng hoặc giảm điện áp từ nguồn cung cấp điện năng đến các nguồn phát, qua đó giúp làm ổn định hệ thống mạng lưới điện trong gia đình. Từ đó, giúp các hộ gia đình tiết kiệm được nguồn điện năng tiêu thụ. Bởi vì điện áp từ các nơi phát thường rất lớn, trung bình là 10KV đến 500KV, nếu người dân sử dụng dòng điện đó sẽ làm hỏng các thiết bị điện, thậm chí còn gây nguy hiểm tới tính mạng của người dân.
Ngoài ra, sử dụng máy biến áp 1 pha còn giúp đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ cho các thiết bị điện dân dụng trong gia đình.
Cấu tạo chung của máy biến áp
Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
a. Lõi thép (Mạch từ)
- Lõi thép dùng để dẫn từ thông, được chế tạo từ các vật liệu dẫn từ tốt. Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt ngoài có sơn cách điện với bề dày từ 0,3 – 0,5mm.
- Lõi thép gồm 2 phần gồm Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín.
b. Dây quấn
- Nhiệm vụ của dây quấn là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.
Dây quấn thường làm bằng dây đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép, giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn với lõi ép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. và số vòng dây của các cuộn là khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy biến áp.
Chính sách bán hàng và bảo hành khi mua hàng tại Vitenda
Khi mua hàng tại Vitenda, quý khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ tốt nhất.
- Máy móc và chất liệu để nhập khẩu trực tiếp.
- Đổi mới và cải tiến kỹ thuật sản xuất theo phương thức nước ngoài.
- Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến hiện đại bậc nhất.
- Chăm sóc khách hàng 24/7, bất kỳ lúc nào khách cần.
- Khách hàng mua bất kì sản phẩm đổi nguồn nào cũng sẽ được bảo hành và hỗ trợ đổi trả theo chính sách bán hàng của Công ty.
- Chiết khấu cao cho khách hàng là nhà phân phối, đại lý bán lẻ,…
- Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ vận chuyển khi đạt giá trị đơn hàng tối thiểu.